Tìm kiếm:
CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM – NHẬT BẢN (E-FUTURE) THAM DỰ VÀ PHÁT BIỂU TẠI BUỔI GẶP GỠ CỘNG ĐỒNG DOANH NHÂN VIỆT NAM VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI OSAKA, NHẬT BẢN.

Ngày 17 tháng 5 năm 2024, tại Osaka, Nhật Bản, đã diễn ra buổi gặp gỡ và giao lưu giữa cộng đồng doanh nhân Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản. Sự kiện này được tổ chức bởi Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nhân và nhà đầu tư từ cả hai quốc gia, với mục tiêu tăng cường sự hợp tác và thúc đẩy đầu tư song phương. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam – Nhật Bản (E-Future), bà Cấn Thanh Huyền, đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này.

Trong bài phát biểu của mình, bà Cấn Thanh Huyền đã chia sẻ về tình hình hoạt động của Quỹ đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam. Bà cho biết, hiện nay có hơn 800 quỹ đầu tư Nhật Bản đang hoạt động ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên đến 60 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực chiến lược như bất động sản, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, y tế, sản xuất, hạ tầng và năng lượng tái tạo. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và cần sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài để bứt phá.

Bà Cấn Thanh Huyền cũng tập trung làm rõ thế mạnh của E-future, một tổ chức tiên phong trong việc kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp tại Nhật Bản và kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. E-future không chỉ hỗ trợ trong việc kêu gọi đầu tư mà còn hỗ trợ kỹ thuật, quản lý và chiến lược kinh doanh, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Sự kiện này không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tìm hiểu và kết nối mà còn là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt-Nhật ngày càng sâu rộng và bền vững.

Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong không khí thân mật và cởi mở, với nhiều câu hỏi và ý kiến đóng góp từ phía doanh nhân Việt Nam. Các doanh nghiệp đều bày tỏ sự quan tâm và kỳ vọng vào những cơ hội hợp tác mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả hai quốc gia.

E-FUTURE GẶP GỠ ĐẠI DIỆN THÀNH PHỐ YOKOSUKA

Chiều ngày 10/5, Hiệp Hội Khởi Nghiệp Doanh Nhân Việt Nam - Nhật Bản (E-Future), đã có buổi gặp gỡ với lãnh đạo Phòng Kinh Tế Thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa. Buổi gặp gỡ này đánh dấu một bước tiến mới trong việc kết nối, hợp tác và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam và thành phố Yokosuka.

Trong buổi gặp gỡ, đại diện của E-Future đã giới thiệu về hoạt động và mục tiêu của hiệp hội, đồng thời thể hiện mong muốn hợp tác với chính quyền thành phố Yokosuka để thúc đẩy sự phát triển cho cộng đồng khởi nghiệp của hai bên.

Thông qua buổi gặp gỡ, lãnh đạo Phòng Kinh Tế Thành phố Yokosuka đã đánh giá cao những nỗ lực của E-Future trong việc kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên đã thống nhất sẽ tiếp tục thảo luận và triển khai các hợp tác mới trong tương lai.

E-Future tin rằng với tâm huyết và nỗ lực của mình, cùng với sự hợp tác của các đối tác, sẽ góp thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cũng như quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển.

CHỦ TỊCH E-FUTURE PHÁT BIỂU TẠI TỌA ĐÀM QUỐC TẾ VỀ VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG DOANH NHÂN VÀ TRI THỨC NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày 8/5 vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra một tọa đàm quốc tế với chủ đề “Vai trò cộng đồng doanh nhân và tri thức người Việt Nam ở nước ngoài trong sự phát triển của TP.HCM”, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nhân và tri thức Việt Kiều từ nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản, cùng với đại diện từ Đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia này. Bà Cấn Thanh Huyền, Chủ Tịch E-Future và đại diện cho cộng đồng doanh nhân Việt Kiều tại Nhật Bản, đã tham dự trực tuyến và có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này.

Trong bài phát biểu của mình, Bà Cấn Thanh Huyền tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc thu hút đầu tư giữa TP.HCM và Nhật Bản, đồng thời đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác hiệu quả:

  1. Xây dựng kênh kết nối trực tiếp: đề xuất xây dựng một kênh kết nối trực tiếp để các quỹ đầu tư Nhật Bản có thể liên lạc trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại. Kênh này sẽ giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và kết nối đầu tư.
  2. Chính sách hỗ trợ ưu đãi cho dự án chuyển giao công nghệ: đề xuất TP HCM xây dựng chính sách hỗ trợ ưu đãi cho các dự án chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản sang Việt Nam. Điều này có thể bao gồm ưu đãi về thuế, phí, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản triển khai dự án tại Việt Nam.
  3. Tạo cơ chế giao lưu và tìm hiểu lẫn nhau: đề xuất TP HCM tạo cơ chế để doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có cơ hội giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau, từ đó xác định thế mạnh và cơ hội hợp tác tiềm năng.

Bài phát biểu của Bà Cấn Thanh Huyền đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ các đại biểu tham dự. Hy vọng rằng những đề xuất này sẽ góp phần thu hút cộng đồng doanh nhân và tri thức người Việt Nam ở nước ngoài về nước và đóng góp cho sự phát triển của TP HCM.

viVietnamese