Tìm kiếm:
Vietnam Startup Contest 2024: Thành công tại bán kết và sẵn sàng cho chung kết tại Việt Nam

Ngày 19/10/2024, Hiệp hội E-Future phối hợp với BK Holdings - Đại học Bách khoa Hà Nội và Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh, đã tổ chức thành công vòng 2 - Pitching Online của Vietnam Startup Contest 2024. Chương trình diễn ra trên nền tảng Zoom và thu hút sự tham gia của các startup tiềm năng đến từ nhiều lĩnh vực.

Trong tổng số hơn 100 hồ sơ gửi về, Ban Tổ chức đã lựa chọn 16 đội xuất sắc nhất tham gia vòng bán kết. Sau các bài thuyết trình đầy thuyết phục và những phần tranh biện gay cấn, Ban Giám khảo đã cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ra 9 đội xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết với đa dạng lĩnh vực và tiềm năng đột phá.

1. TreeOTek., JSC
Lĩnh vực: Công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao.

Chất Tạo Ngọt Tự Nhiên Tr'Đin
Lĩnh vực: Công nghệ thực phẩm, sức khỏe và dinh dưỡng.

3. Tanigo CRM AI
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), giải pháp quản lý khách hàng

Dự án làng nuôi tôm và tảo kết hợp du lịch nông nghiệp
Lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững, du lịch sinh thái.

Mực Thực Vật Binks
Lĩnh vực: Công nghệ thực phẩm, sản phẩm thay thế từ thực vật.

6. WENet Japan Inc
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin, nền tảng kết nối cộng đồng.

7. UCTalent Labs
Lĩnh vực: Nguồn nhân lực, giáo dục, công nghệ tuyển dụng.

8. IZIDI – ACP
Lĩnh vực: Giải pháp số hóa cho ngành F&B (Thực phẩm và đồ uống)

9. Kollabridge
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin, hợp tác và kết nối quốc tế.

Thành phần Ban Giám khảo gồm:

  1. Ông Hoàng Văn Đức - Chủ tịch Miralabo, Tổng thư ký hội chuyển đổi số Việt Nam tại Nhật (VADX Japan)
  2. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội E-Future, Giám đốc vận hành(COO) NewIT Inc.
  3. Ông Lê Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội E-Future, CEO HANABI GROUP
  4. Ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo BK Holdings – Đại học Bách khoa Hà Nội
  5. Ông Phạm Tiến Minh- Phó giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp, Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh (HCMUT-TBI)

Ban Giám khảo đã dành nhiều thời gian để lắng nghe, đánh giá và đưa ra những nhận xét chuyên sâu, giúp các startup cải thiện mô hình kinh doanh và chuẩn bị tốt hơn cho vòng chung kết.

Vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tuần thứ 2 của tháng 1/2025 tại Việt Nam, với sự tham gia của khoảng 10 quỹ đầu tư thiên thần và mạo hiểm Nhật Bản. Sự kiện sẽ tạo cơ hội cho các startup làm việc và pitching trực tiếp trước các quỹ đầu tư này, đồng thời nhận được sự đồng hành từ các bộ, ngành liên quan đến đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đây hứa hẹn sẽ là cầu nối quan trọng giữa các startup Việt Nam và nhà đầu tư quốc tế.

Trưởng Ban tổ chức - Ông Nguyễn Mạnh Hùng trong buổi Pitching Online

E-FUTURE XÂY DỰNG CẦU NỐI CHO KHỞI NGHIỆP XANH TẠI NINH THUẬN CÙNG ĐOÀN CHUYÊN GIA NHẬT BẢN

Ngày 11-12/11/2024, tại tỉnh Ninh Thuận, E-Future đã tham gia và đóng góp tích cực vào chuỗi hoạt động trong sự kiện “Giải pháp công nghệ và tài chính xanh cho phát triển bền vững các khu công nghiệp”.

Khảo sát và Hội thảo chuyên sâu
Ngày 11/11/2024, E-Future cùng đoàn chuyên gia Nhật Bản đã cùng các đối tác tiến hành khảo sát thực địa tại khu công nghiệp Du Long. Các bên đã thảo luận về các giải pháp giảm phát thải carbon, tối ưu hóa hiệu quả năng lượng và xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho khu vực.

Ngày 12/11/2024, tại hội thảo chuyên đề, Chủ tịch E-Future - bà Cấn Thanh Huyền và Phó Chủ tịch Lê Long đã chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ xanh, đồng thời giới thiệu cơ chế JCM (Joint Crediting Mechanism) – một sáng kiến quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án giảm phát thải. Buổi thảo luận có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu như Tiến sĩ Chử Đức Hoàng (Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia - NATIF), ông Ishigaki Haruhisa (đại diện dự án JCM), Matsumoto Masayoshi (Chủ tịch HĐQT Công ty JNK), cùng các kỹ sư và chuyên gia từ Nhật Bản.

Hội thảo tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp Việt Nam với nguồn lực tài chính và công nghệ từ Nhật Bản, góp phần xây dựng một nền công nghiệp bền vững.

Ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU): Thúc đẩy hợp tác Việt - Nhật
Trong khuôn khổ sự kiện, E-Future đã ký kết hai biên bản ghi nhớ chiến lược với các đối tác Việt Nam và Nhật Bản.

MOU giữa E-Future và Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ Việt Nam (VAYSE):
Mục tiêu: Thành lập Liên minh Đổi mới Sáng tạo Việt - Nhật nhằm kết nối trí thức trẻ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Việt Nam với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Nhật Bản.
Vai trò

  • VAYSE chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp tiềm năng tại Việt Nam.
  • VAYSEはベトナムにおける有望なスタートアッププロジェクトの研修・支援を担当します。


MOU giữa E-Future, Viện Ứng dụng và Đổi mới Công nghệ Nha Trang (NITIA), và Iced Coffee:
Mục tiêu: Thương mại hóa các nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất và phân phối cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Vai trò

  • NITIA thực hiện nghiên cứu, chuyển giao công nghệ bảo quản và chế biến.
  • E-Future ứng dụng công nghệ 4.0, phân tích dữ liệu lớn để xây dựng thương hiệu toàn cầu.
  • Iced Coffee triển khai công nghệ trong chuỗi sản xuất và phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chuỗi hoạt động tại Ninh Thuận không chỉ thúc đẩy hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản mà còn tạo ra bước tiến quan trọng trong việc kết nối các nguồn lực công nghệ, tài chính vào lĩnh vực công nghiệp xanh. E-Future khẳng định cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững cho cả hai quốc gia.

Hiêp hội E-Future giới thiệu công nghệ xử lý nước tại Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM
E-Future phối hợp cùng Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hồ Chí Minh đưa Izumi Innovation và Đại học Shinshu giới thiệu công nghệ xử lý nước "Shindai Crystal" tới các bộ ngành

Ngày 08 tháng 11 năm 2024, Hiệp hội Doanh nhân Khởi nghiệp Việt Nam - Nhật Bản (E-Future) phối hợp với Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM đã tổ chức buổi giới thiệu công nghệ xử lý nước "Shindai Crystal". Đây là công nghệ tiên tiến được phát triển bởi Đại học Shinshu, Nhật Bản, hứa hẹn mang đến giải pháp đột phá trong lĩnh vực xử lý nước sinh hoạt và công nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước tại TP.HCM.

Đoàn đại biểu E-Future, bà Cấn Thanh Huyền - Chủ tịch Hiệp hội E-Future, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch, và ông Lê Long - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Izumi Innovation, đã kết nối với đoàn chuyên gia Nhật Bản và các giáo sư từ Đại học Shinshu. Công ty Izumi Innovation, với vai trò là đơn vị chuyên về kết nối và chuyển giao công nghệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong việc đưa công nghệ Shindai Crystal đến thị trường Việt Nam, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực xử lý nước và bảo vệ môi trường.

Tại sự kiện, Giáo sư Katsuya Teshima từ Đại học Shinshu đã trình bày chi tiết về công nghệ Shindai Crystal, với những ưu điểm vượt trội như khả năng loại bỏ hiệu quả các kim loại nặng, flo, asen, PFAS và nhiều hợp chất độc hại khác. Công nghệ này hứa hẹn giải quyết những thách thức lớn trong việc cung cấp nước sạch và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sau buổi giới thiệu, đoàn đã nhận được những phản hồi tích cực và nhiều câu hỏi từ đại diện Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. Đặc biệt, đại diện Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã đánh giá cao tiềm năng của công nghệ này, đồng thời đề xuất thử nghiệm tại TP.HCM nhằm có thêm căn cứ thực tế, hướng đến khả năng triển khai trên diện rộng.

Các bên đã có những trao đổi cởi mở, thống nhất kế hoạch gặp mặt trong tương lai để tiếp tục bàn bạc và đưa công nghệ Shindai Crystal đến các khu công nghiệp, hộ gia đình và các ứng dụng thực tế khác. Sự kiện lần này không chỉ đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác công nghệ Việt - Nhật mà còn mở ra những cơ hội lớn trong việc cải thiện chất lượng nước và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Hiêp hội E-Future giới thiệu công nghệ xử lý nước tại Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM
Hiêp hội E-Future giới thiệu công nghệ xử lý nước tại Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM
viVietnamese